Thị Trường Hóa Cung Ứng Các Dịch Vụ Công Tại Việt Nam

Tác phẩm cung cấp một khung khổ phân tích dựa trên trường phái kinh tế học thể chế mới như là một công cụ để phát hiện và thay thế các cơ chế hành chính quan liêu bằng các yếu tố/lực lượng thị trường trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công. Theo các tác giả, để phát huy được sức mạnh của cơ chế thị trường thì những người cổ vũ nó không nên chỉ dừng lại ở việc đưa ra những định hướng mang tính nguyên lý về phát triển nền kinh tế thị trường mà cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật có tính khả thi để đưa được những lực lượng thị trường vào những nơi mà người ta vẫn thường đóng đinh niềm tin vào tính ưu việt của bộ máy hành chính nhà nước, chẳng hạn cung ứng các loại dịch vụ công như giáo dục, môi trường đô thị, giao thông, v.v.

Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển

Một trong những đồng thuận quan trọng nhất về mặt tư tưởng tại Việt Nam giữa những nhà làm chính sách, giới chuyên gia, và những người hoạt động thực tiễn trong những năm vừa qua là về vai trò của nền kinh tế thị trường trong đời sống kinh tế và xã hội. Khác với thái độ thù ghét và bài bác trong quá khứ, từ thực tiễn của 30 năm Đổi mới, kinh tế thị trường giờ đây được Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức công nhận như là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.

Hướng đến kỷ nguyên hậu nhà nước phúc lợi

Những bài luận trong cuốn sách này không phải là những lời cuối về quá khứ, hiện tại và tương lai của nhà nước phúc lợi. Hoàn toàn ngược lại. Chúng xuất hiện ở đây với hi vọng sẽ khuyến khích thêm nhiều suy ngẫm, nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng về chủ đề này. Một số bài luận được trình bày theo phong cách hàn lâm và một số bài được trình bày theo phong cách báo chí; chúng được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau. Hi vọng rằng chúng sẽ mang đến những giá trị nhất định cho người đọc.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG CHO CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI (MASSEI)

VÌ THỊ TRƯỜNG TỰ DO VÀ TỰ DO CÁ NHÂN

TRANG CHỦ

Toạ đàm: Vai trò của nhà nước trong xã hội - Đâu là giới hạn?

Ngày 21/12/2022, Trung tâm Nghiên cứu Luật So sánh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức buổi toạ đàm “Vai trò của nhà nước trong xã hội - Đâu là giới hạn”. Buổi toạ đàm được tổ chức tại Phòng 2 - toà nhà G3, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN. 

Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030”

Sáng 01/3/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Fraser Institute (Canada) tổ chức buổi Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030” nhằm phát hiện những nút thắt về thể chế kinh tế thị trường và đề xuất chính sách nhằm giúp Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng khi trở thành nước có thu nhập trung bình cao. 

Giao lưu học thuật: Trí tuệ nhân tạo & Thị trường tự do

Trong sáu tháng kể từ khi ra mắt, ChatGPT đã tạo ra một làn sóng trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới & có mặt ở hầu hết các khía cạnh của cuộc sống.Tuy nhiên không chỉ có ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo (A.I) đã và đang hàng ngày len lỏi trong đời sống của mỗi con người thông qua từng ứng dụng, từng website hay thậm chí cả chính phần mềm họp online mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh ChatGPT thì Midjourney và DALL-E - hai công cụ A.I nổi tiếng của OpenAI trong quy trình lên ý tưởng và sáng tạo - đang dần thay thế các content writer/designer/họa sĩ trong ngành sáng tạo & truyền thông quảng cáo. 

Tọa đàm đối thoại chính sách "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam"

Vào ngày 29 tháng 7, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, MASSEI, Viện Fraser Canada, và Atlas Foundation đồng tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam". Buổi tọa đàm xoay quanh những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam với tham chiếu từ các thước đo tự do kinh tế của thế giới, cụ thể là Chỉ số Economic Freedom of the World (EFW). 

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2022)

[26/08/2024] Báo cáo này được xây dựng chủ yếu dựa trên dữ liệu có sẵn về EFW nhằm đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam với nhóm các quốc gia lựa chọn so sánh. Các phân tích sâu về Việt Nam một phần dựa trên kết quả từ Tọa đàm Đối thoại  chính sách “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030” tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội vào tháng 3/2023. Bên cạnh các nội dung thảo luận tại hội thảo, nhóm chuẩn bị báo cáo đã gặp gỡ thêm trực tiếp với các chuyên gia tham gia hội thảo để thảo luận kỹ hơn về các vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ cũng như gợi ý các giải pháp cần thiết để vượt qua các trở ngại.

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2020)

[30/09/2020] Việt Nam là một trong những nền kinh tế có triển vọng nhất trên thế giới. Bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW), được công bố hàng năm bởi viện nghiên cứu Fraser Canada, cung cấp một bức tranh hoàn thiện hơn về mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên thế giới. Theo Báo cáo EFW 2019, chỉ số EFW của Việt Nam mới chỉ đạt 6,27 trên thang điểm 10, xếp ở vị trí 119 trong tổng số 180 nước. Báo cáo này nhằm rà soát chỉ số EFW của Việt Nam một cách toàn diện, cùng với những phân tích chi tiết đằng sau mỗi chỉ tiêu, trong mối tương quan với các quốc gia tương đồng khác nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trường và năng lực của nhà nước trong vai trò thúc đẩy kinh tế thị trường ở Việt Nam.

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI